tuong-lai-cua-nganh-dien-tu-vien-thong

Tương lai ngành điện tử viễn thông – Nhu cầu nhân lực trong tương lai

Là một trong những ngành có tốc độ phát triển vượt bậc trong các năm gần đây, theo dự báo đến năm 2030 cần tới 1,2 triệu nhân lực cho ngành điện tử viễn thông. Điều này cho thấy tương lai ngành điện tử viễn thông vô cùng tiềm năng và rộng mở. Hãy cùng Eteaching tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tương lai ngành điện tử viễn thông – “cơn khát” nhân lực

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Mạnh Kha, Trưởng Khoa Điện tử tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành Điện tử – Viễn thông.

tuong-lai-nganh-dien-tu-vien-thong
Tương lai ngành điện tử viễn thông

Ông cho biết, ngành này không chỉ là cầu nối trung gian mà còn là trung tâm của nhiều lĩnh vực mũi nhọn như Cơ điện tử, Tự động hóa, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật máy tính, với ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Trong bối cảnh kỷ nguyên số hiện đại, ngành Điện tử – Viễn thông đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022, Việt Nam hiện là công xưởng sản xuất hàng điện tử lớn của thế giới, đứng thứ 2 toàn cầu về sản xuất điện thoại và linh kiện.

Thêm vào đó, thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy lĩnh vực Điện tử đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Panasonic Intel. Doanh thu của ngành này ước đạt 112 tỷ USD chỉ trong năm 2019.

Cũng trong cuộc trao đổi về ngành Điện tử – Viễn thông, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ân, Trưởng Khoa Điện – Điện tử và Công nghệ vật liệu tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, đã chỉ ra rằng, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, tương lai ngành điện tử viễn thông với nhu cầu nhân lực dự kiến sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người.

Đây là một nhu cầu nhân lực rất lớn, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử – Viễn thông.

Dự báo cho thấy, trong vài năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn nhất trong khối ASEAN, điều này chứng tỏ rằng ngành Điện tử – Viễn thông đang ngày càng cần nguồn nhân lực với kỹ năng và tay nghề cao.

Xu hướng và triển vọng ngành điện tử viễn thông 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời đại số hóa hiện nay.

Trước hết, nhu cầu nhân lực trong ngành này ngày càng gia tăng do sự phổ biến và phát triển nhanh chóng của thiết bị điện tử cũng như hệ thống truyền thông trong mọi lĩnh vực của đời sống và công việc. Các công ty hiện nay đang tìm kiếm những chuyên gia có khả năng thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo trì các thiết bị và hệ thống này.

xu-huong-nganh-dien-tu-vien-thong
Xu hướng ngành điện tử viễn thông

Bên cạnh đó, mức thu nhập của các kỹ sư trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông cũng rất hấp dẫn. Theo nghiên cứu, mức lương trung bình của người làm việc trong ngành này dao động từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi tháng, vượt trội so với nhiều ngành nghề khác có cùng trình độ học vấn.

Cuối cùng, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông mang đến cơ hội phát triển bản thâ. Những người học tập và làm việc trong lĩnh vực này sẽ được trang bị các kỹ năng thiết yếu như tư duy logic, phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề, sáng tạo và khả năng cập nhật kiến thức mới liên tục.

Xem thêm: Đào tạo từ xa ngành Điện tử viễn thông tại PTIT

Khó khăn trong tuyển sinh của ngành

Mặc dù tương lai ngành điện tử viễn thông vô cùng rộng mở nhưng hiện , công tác truyền thông về ngành Điện tử – Viễn thông còn thiếu sự đồng bộ và hiệu quả từ các cấp, dẫn đến việc cộng đồng chưa có cái nhìn đầy đủ và chính xác về vai trò, tiềm năng cũng như nội hàm của ngành.

kho-khan-trong-tuyen-sinh
Khó khăn trong tuyển sinh

Điều này khiến nhiều người vẫn còn hiểu nhầm rằng ngành điện tử – viễn thông chỉ liên quan đến các công việc chân tay đơn giản, như công nhân lắp ráp tại các nhà máy hoặc kỹ thuật viên lắp đặt hệ thống mạng internet. Những ấn tượng này thường được hình thành từ các trải nghiệm cá nhân hoặc thông tin chưa được cập nhật, không phản ánh hết sự đa dạng và sự phát triển của ngành

Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rằng, ngành điện tử viễn thông không phải làm công việc chân tay, ngành bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, từ thiết kế vi mạch đến phát triển hệ thống thông tin liên lạc và các công nghệ mới như 5G và IoT.

Kết luận

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đang có tiềm năng phát triển trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Với nhu cầu việc làm ngày càng cao, mức thu nhập hấp dẫn, chắc chắn tương lai ngành điện tử viễn thông vẫn còn rộng mở

——————————————————————————————————

  • Văn phòng tư vấn tuyển sinh: 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091.550.0256

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *