giai-dap-hoc-dien-tu-vien-thong-co-kho-khong

Học điện tử viễn thông có khó không? Cần học thêm những gì?

Học điện tử viễn thông có khó không, đang là câu hỏi có nhiều bạn học sinh đang có ý định theo đuổi ngành này. Vậy học học điện tử viễn thông cần học thêm những gì, có khó không? Cùng Eteaching tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Học điện tử viễn thông có khó không? Có dễ xin việc

hoc-dien-tu-vien-thong-co-kho-khong
Học điện tử viễn thông có khó không?

Trong những năm gần đây, ngành điện tử viễn thông được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn trẻ, nhờ cơ hội nghề nghiệp mà ngành mang lại. Tuy nhiên, đây không phải là một ngành dễ học đối với nhiều sinh viên, hãy cùng xem học điện tử viễn thông có khó không?

Các môn học phức tạp

Nhiều sinh viên thường cảm thấy sợ hãi khi phải học lý thuyết, bởi sinh viên cho rằng các kiến thức lý thuyết có vẻ khô khan, trừu tượng và khó liên hệ trực tiếp với thực tiễn. Vậy thì, đối với sinh viên có ý định theo đuổi ngành điện tử viễn thông đây sẽ là một thách thức cực kì lớn. Vậy học điện tử viễn thông có khó không?

Ngoài sự đa dạng và phức tạp trong môn học, sinh viên sẽ phải tiếp xúc với một lượng kiến thức lý thuyết khổng lồ: lý thuyết về điện tử, lý thuyết lập trình, viễn thông, … và nhiều hơn nữa.

Đặc biệt với ngành này, phải ghi nhớ hàng loạt công thức, định luật hay các khái niệm phức tạp, nhiều người dễ rơi vào trạng thái chán nản hoặc mất động lực học tập.

Tham khảo: Học điện tử viễn thông hệ từ xa

Cạnh tranh

Không chỉ nặng về lý thuyết, ngành điện tử viễn thông còn yêu cầu cao về các kỹ năng thực hành. Hơn thế nữa, công nghệ luôn không ngừng đổi mới, yêu cầu sinh viên phải liên tục thích nghi và theo kịp các xu hướng hiện đại. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này vô cùng gay gắt.

Bên cạnh việc học kiến thức lý thuyết trên giảng đường, học điện tử viễn thông cần học thêm những gì? Ngoài kiến thức trên trường, các bạn sinh viên cần tham gia vào các dự án thực tiễn, giải quyết các tình huống cụ thể để phát triển và hoàn thiện những kỹ năng thiết yếu cho nghề nghiệp.

Tiếp cận công nghệ mới

Công nghệ trong ngành điện tử viễn thông luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng, buộc sinh viên phải liên tục cập nhật và thích ứng với các công nghệ mới. Vì thế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này rất khốc liệt. Điều này yêu cầu họ luôn học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn để không bị tụt hậu.

Cơ hội việc làm

Như đã chia sẻ trong bài viết trước về tương lai, nhu cầu ngành điện tử viễn thông, có thể thấy rằng, cơ hội nghề nghiệp của ngành cực kì lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông.

co-hoi-viec-lam-nganh-vien-thong
Cơ hội việc làm ngành viễn thông

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Văn Ân, Trưởng Khoa Điện – Điện tử và Công nghệ vật liệu (Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế) cho biết:  “Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, nhu cầu về nhân lực trong ngành công nghiệp cơ điện tử sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người. Đây là một nhu cầu nhân lực cực kỳ lớn, vì thế mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử – Viễn thông”

Học điện tử viễn thông lương có cao không?

Ngành Điện tử Viễn thông là một trong những ngành có mức lương khá hấp dẫn so với nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt khi ngành này liên tục phát triển cùng với sự bùng nổ của các công nghệ hiện đại như mạng 5G, IoT, và trí tuệ nhân tạo (AI). Mức lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp có sự dao động tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, và quy mô công ty mà họ làm việc.

Mức lương trung bình của ngành này đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, mức lương khởi điểm thường dao động từ 7 đến 15 triệu đồng/tháng.

Theo thông tin từ VN Express, khi khảo sát sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, mức lương của kỹ sư ngành điện tử viễn thông sau khi mới tốt nghiệp là 12 – 20 triệu/ tháng, sau 5 năm mức lương sẽ lên tới 30 triệu/ tháng

Học điện tử viễn thông trường nào?

hoc-dien-tu-vien-thong-truong-nao
Học điện tử viễn thông trường nào?

Dưới đây là danh sách các trường đại học nổi bật tại Việt Nam đào tạo ngành Điện tử Viễn thông:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự (MTA)
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-IT)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Xem thêm: Ngành điện tử viễn thông học trường nào tốt

Kết luận

Học điện tử viễn thông có khó không? Có thể thấy rằng, học ngành điện tử viễn thông tuy có nhiều thách thách và yêu cầu sự nỗ lực cao, nhưng đổi lại là cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Đây là một ngành nghề đầy triển vọng, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

——————————————————————————————————

  • Văn phòng tư vấn tuyển sinh: 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091.550.0256

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *