tim-hieu-cac-mon-hoc-nganh-dien-tu-vien-thong

Các môn học ngành điện tử viễn thông – chương trình đào tạo

Là một trong những ngành tiềm năng được nhiều bạn trẻ theo đuổi, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết các môn học ngành điện tử viễn thông hay ngành điện tử viễn thông cần học những gì? Vậy hãy cùng Eteaching tham khảo khung chương trình đào tạo ngành này tại các trường đại học trong bài viết dưới đây nhé!

Các môn học ngành điện tử viễn thông – Chương trình đào tạo

cac-mon-hoc-nganh-dien-tu-vien-thong
Các môn học ngành điện tử viễn thông

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông tại các trường hiện nay được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với khung chương trình này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức toàn diện, cơ bản và hiện đại trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển công nghệ. Để giúp thí sinh nắm rõ các môn học ngành điện tử viễn thông, dưới đây là khung chương trình đào tạo ngành do Eteaching cung cấp.

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
Những NLCB của CN Mác-Lênin I
Những NLCB của CN Mác-Lênin II
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối CM của Đảng CSVN
Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất (5TC)
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
Bơi lội (bắt buộc)
Tự chọn trong danh mục
Tự chọn thể dục 1
Tự chọn thể dục 2
Tự chọn thể dục 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết)
Đường lối quân sự của Đảng
Công tác quốc phòng, an ninh
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Tiếng Anh
Tiếng Anh I
Tiếng Anh II
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản
Giải tích I
Giải tích II
Giải tích III
Đại số
Xác suất thống kê
Phương pháp tính
Vật lý đại cương I
Vật lý đại cương II
Vật lý điện tử
Tin học đại cương
Cơ sở và cốt lõi ngành
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn thông
Thực tập cơ bản
Kỹ thuật lập trình C/C++
Cấu kiện điện tử
Lý thuyết mạch
Tín hiệu và hệ thống
Trường điện từ
Cơ sở truyền tin
Điện tử số
Điện tử tương tự I
Kỹ thuật phần mềm
Anten và truyền sóng
Cơ sở kỹ thuật đo lường
Thông tin số
Điện tử tương tự II
Kỹ thuật vi xử lý
Đồ án thiết kế I
Đồ án thiết kế II
Xử lý tín hiệu số
Kiến thức bổ trợ
Quản trị học đại cương
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Tâm lý học ứng dụng
Kỹ năng mềm
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
Mô đun: Kỹ thuật Điện tử – Kỹ thuật máy tính
Lý thuyết mật mã
Mạng máy tính
Hệ thống viễn thông
Cơ sở truyền số liệu
Hệ điều hành
Mô đun: Kỹ thuật Thông tin -Truyền thông
Lý thuyết mật mã
Hệ thống viễn thông
Cơ sở truyền số liệu
Mạng máy tính
Thông tin vô tuyến
Mô đun: Kỹ thuật Y sinh
Cơ sở điện sinh học
Giải phẫu và sinh lý học
Cảm biến và KT đo lường y sinh
Mạch xử lý tín hiệu y sinh
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh I
Thiết bị điện tử Y sinh I
Mô đun: Kỹ thuật Điện tử hàng không-Vũ trụ
Hệ thống viễn thông
Truyền số liệu và chuyển tiếp điện văn
Lý thuyết mật mã
Thông tin vô tuyến
Định vị và dẫn đường điện tử
Mô đun: Kỹ thuật Đa phương tiện
Mạng máy tính
Hệ thống viễn thông
Đa phương tiện
Kỹ thuật truyền hình
Lý thuyết mật mã
Cơ sở truyền số liệu
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
Thực tập kỹ thuật
Đồ án tốt nghiệp cử nhân
Khối kiến thức kỹ sư
Tự chọn kỹ sư
Thực tập kỹ sư
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Mục tiêu đào tạo của các trường

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông sẽ được trang bị đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức. Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng sáng tạo ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống điện tử và viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu.

Định hướng việc làm ngành điện tử – viễn thông

dinh-huong-nganh-dien-tu-vien-thong
Định hướng ngành điện tử viễn thông

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:

Lĩnh vực Điện tử và Lập trình nhúng

  • Kỹ sư lập trình: Phát triển các ứng dụng cho thiết bị di động và hệ thống nhúng (Embedded Systems).
  • Kỹ sư thiết kế phần cứng và lập trình phần mềm: Làm việc với các hệ thống IoT (Internet of Things).
  • Kỹ sư thiết kế và phát triển thiết bị: Chịu trách nhiệm về sản xuất và kiểm thử các thiết bị điện tử và viễn thông tại các tập đoàn và công ty quốc tế như VinGroup, Samsung, Ericsson, Huawei, LG, Canon, Foxconn, Panasonic, và nhiều công ty khác.

Lĩnh vực Viễn thông

  • Kỹ sư thiết kế và quy hoạch hệ thống: Đảm nhận vai trò vận hành và bảo trì hệ thống tại các tập đoàn viễn thông như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, VinGroup.
  • Kỹ sư tư vấn và thiết kế: Làm việc trong các công ty chuyên về tư vấn thiết kế mạng viễn thông, sản xuất thiết bị viễn thông, và hệ thống IoT.
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Tập trung vào các mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, và thiết bị tín hiệu đa phương tiện như âm thanh và hình ảnh.

Các lĩnh vực khác

  • Cơ quan quản lý nhà nước: Làm việc tại các tổ chức như Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Cảng hàng không, các viện nghiên cứu, và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực điện tử viễn thông.
  • Học bổng và học lên cao: Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có cơ hội được giới thiệu học bổng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Kết luận

Qua thông tin chia sẻ về các môn học ngành điện tử viễn thông, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Từ đó, bạn sẽ nắm được tổng quan về điện tử viễn thông học gì và chương trình đào tạo của ngành học. Đừng quên theo dõi Eteaching để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất

——————————————————————————————————

  • Văn phòng tư vấn tuyển sinh: 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091.550.0256

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *