nganh-dien-tu-vien-thong

Ngành điện tử viễn thông – là gì, học gì?

Ngành điện tử viễn thông, một trong những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, ngành học này khá rộng lớn, và được chia thành nhiều lĩnh vực khiến cho nhiều sinh viên cảm thấy hoang mang khi tìm hiểu. Vậy điện tử viễn thông là gì? Hãy cùng Eteaching khám phá đầy đủ về ngành điện tử – viễn thông qua bài viết dưới đây!

Ngành điện tử viễn thông là gì?

Ngành Điện tử – viễn thông là một trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật then chốt, có liên quan mật thiết với nhau.

Có thể hiểu rằng, lĩnh vực điện tử sẽ đi nghiên cứu và tạo ra các vi mạch điện tử, đây được xem như bộ não giúp điều khiển toàn bộ các hoạt động của thiết bị thông minh. Còn Viễn thông là nghiên cứu và sử dụng thiết bị nhằm tạo ra các mạng lưới truyền dẫn thông tin cho mục đích giao tiếp xuyên quốc

nganh-dien-tu-vien-thong-la-gi
Ngành điện tử viễn thông là gì

Trong thời đại hiện nay, Điện tử Viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công nghệ kết nối toàn cầu, đặc biệt là sự phổ biến của Internet. Các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính, hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp, mạch điều khiển… đều có sự góp phần của Điện tử Viễn thông.

Tố chất cần có khi học điện tử viễn thông

Ngành Điện tử Viễn thông yêu cầu sinh viên phải có các tố chất và kỹ năng đặc biệt để có thể thành công trong việc tiếp thu kiến thức cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn. Dưới đây là một số tố chất cần thiết:

  • Tư duy logic:
    Học điện tử viễn thông đòi hỏi khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, từ việc thiết kế hệ thống đến xử lý các dữ liệu. Sinh viên cần có tư duy logic để phân tích và tìm ra giải pháp cho những vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu và phát triển các máy móc công nghệ.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp:
    Việc triển khai các dự án viễn thông lớn thường yêu cầu sự hợp tác giữa các nhóm kỹ sư khác nhau. Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm và với các bộ phận khác là rất quan trọng.
  • Khả năng sáng tạo và linh hoạt:
    Điện tử – viễn thông là lĩnh vực không ngừng đổi mới. Các kỹ sư cần sáng tạo, nâng cao trình độ, tìm ra các giải pháp công nghệ mới nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
  • Đam mê công nghệ:
    Đối với bất cứ ngành nghề nào thì đam mê là yếu tố quan trọng nhất, đó sẽ là bước đệm để đưa bạn tới thành công. Bên cạnh đó, bạn cần luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới và sẵn sàng học hỏi.

Một số thông tin ngành điện tử – viễn thông

Ngành Điện tử – viễn thông không chỉ được đào tạo tại các trường đại học lớn mà còn có nhiều cơ hội học tập tại các trung tâm, trường đào tạo chuyên ngành trên cả nước. Các cơ sở giáo dục hiện nay cung cấp chương trình đào tạo lý thuyết đi kèm với thực hành, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Sinh viên học ngành Điện tử Viễn thông sẽ được trang bị kiến thức về cơ bản, từ việc hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử, cách thức truyền tải tín hiệu đến các kiến thức chuyên sâu về hệ thống mạng và công nghệ viễn thông. Các chương trình đào tạo cũng thường liên kết với các doanh nghiệp lớn trong ngành, mở ra cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ngành điện tử viễn thông thi khối nào?

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là một lĩnh vực mang tính khoa học và đòi hỏi khả năng tư duy tính toán. Do đó, các khối xét tuyển phổ biến thường là các khối A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Anh), A02 (Toán, Hoá, Anh). Tuy nhiên, hiện nay một số trường đại học cũng mở rộng tuyển sinh qua các khối như D90 (Toán, Anh, Khoa học Tự nhiên) và C01 (Toán, Văn, Lý).

Ngành điện tử viễn thông học gì?

Sinh viên ngành điện tử – viễn thông được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về: Phân tích mạch điện; trường điện từ; lập trình kỹ thuật; điện tử số; nguyên lý truyền thông; vi xử lý; điện tử thông tin; truyền số liệu và mạng; xử lý tín hiệu; thiết kế số với ngôn ngữ mô tả phần cứng; hệ thống viễn thông; kỹ thuật vi ba và anten,…

Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện thêm các kỹ năng liên quan đến vấn đề vận hành, bảo trì, sửa chữa, hay cải tiến, nâng cấp hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, cũng như nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ điện tử viễn thông trong công nghiệp và đời sống

Điểm chuẩn ngành điện tử – viễn thông

Khối ngành công nghệ điện tử – viễn thông luôn là một trong những ngành học thu hút nhiều thí sinh với nhu cầu nhân lực cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Điểm chuẩn của ngành này thường dao động tùy theo từng trường và từng năm.
Các trường đại học có thế mạnh về kỹ thuật và công nghệ như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, hay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thường có mức điểm chuẩn khá cao với mức dao động từ 24 đến 28 điểm.
Tuy nhiên, một số trường đại học khác có thể có mức điểm thấp hơn, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng thí sinh.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều trường đại học tại Việt Nam đã triển khai chương trình đào tạo từ xa khối ngành công nghệ, điện tử viễn thông, tạo cơ hội cho nhiều sinh viên tiếp cận với giáo dục đại học. Với hình thức này, người học không cần phải tham gia thi tuyển mà chỉ cần đáp ứng tiêu chí có bằng tốt nghiệp THPT. Điều này giúp giảm bớt áp lực về điểm số và mở ra nhiều cơ hội học tập, tạo thuận lợi cho việc vừa học vừa làm hay phát triển kỹ năng chuyên môn.

Danh sách các trường đào tạo điện tử viễn thông

Ngành điện tử – viễn Thông thường được xem là một trong những lĩnh vực có yêu cầu điểm đầu vào cao nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Điều này cho thấy sức hút của ngành đối với các sinh viên yêu thích kỹ thuật và chất lượng đào tạo của ngành rất cao.

Các cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực Điện tử – Viễn Thông tại Việt Nam bao gồm:

Miền Bắc

Đại học Điện lực
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Đại học Giao thông vận tải
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Hàng Hải
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Học viện Kỹ thuật mật mã
Học viện Bưu chính Viễn thông

Miền Trung

Đại học Khoa học – Đại học Huế
Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
Đại học Sư phạm kỹ thuật – ĐH Đà Nẵng
Đại học Quy Nhơn

Miền Nam

Học viện Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
Học Viện Hàng không Việt Nam
Đại học Bách khoa – ĐHQG TP HCM
Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Công nghệ TP HCM – HUTECH
Đại học Công nghiệp TP HCM
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Văn Hiến
Đại học Cần Thơ

Thời gian đào tạo

Ngành điện tử viễn thông thường có thời gian đào tạo kéo dài từ 4 đến 5 năm đối với chương trình đại học chính quy, tùy thuộc vào quy định của từng trường và chương trình học. Trong thời gian này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu về điện tử, viễn thông, cùng với các kỹ năng thực hành và nghiên cứu để chuẩn bị cho công việc trong các lĩnh vực phát triển, và vận hành các hệ thống viễn thông điện tử.

Du học ngành điện tử viễn thông

Du học ngành điện tử viễn thông mang lại cơ hội tiếp cận nền giáo dục hiện đại và tiên tiến, với các công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật số, điện tử viễn thông. Sinh viên có thể chọn học tại các quốc gia có nền công nghệ phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc, để tích lũy kiến thức từ những chương trình đào tạo chất lượng.

Bên cạnh đó, du học còn mở ra cơ hội tiếp xúc với môi trường quốc tế, giúp sinh viên trau dồi khả năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm, đồng thời tạo dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi trong ngành. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các tập đoàn công nghệ lớn, hoặc theo đuổi các nghiên cứu chuyên sâu, đóng góp vào sự phát triển của các hệ thống viễn thông toàn cầu.

du-hoc-nganh-dien-tu-vien-thong
Du học ngành điện tử viễn thông

Các trường quốc tế đào tạo ngành điện tử viễn thông

  • Massachusetts Institute of Technology (MIT) – Hoa Kỳ
  • Stanford University – Hoa Kỳ
  • California Institute of Technology (Caltech) – Hoa Kỳ
  • University of California, Berkeley – Hoa Kỳ
  • University of California, Los Angeles (UCLA) – Hoa Kỳ
  • ETH Zurich – Thụy Sĩ
  • University of Cambridge – Anh
  • Imperial College London – Anh
  • Technical University of Munich – Đức
  • National University of Singapore (NUS) – Singapore

Học điện tử viễn thông ra trường làm gì?

Ngành Điện tử Viễn thông mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Người học có thể làm việc trong các lĩnh vực như thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống viễn thông, mạng truyền thông, và các thiết bị điện tử.

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, bạn có thể làm việc ở những vị trí sau:

  • Chuyên gia tư vấn, thiết kế, vận hành kỹ thuật tại đài phát thanh, truyền hình, công ty tư vấn hạ tầng viễn thông, hay sản xuất thiết bị điện tử – viễn thông, vi mạch
  • Kỹ sư lập trình phần mềm cho thiết bị thông minh
  • Kỹ sư viễn thông
  • Chuyên viên Vận hành, khai thác mạng vô tuyến
  • Chuyên viên nghiên cứu phát triển các thiết bị điện tử tiên tiến
  • Giám đốc kỹ thuật hoặc Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính.

Mức lương ngành điện tử – viễn thông

Ngành Điện tử Viễn thông là một trong những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao và mức lương khá hấp dẫn tại Việt Nam. Mức thu nhập của các kỹ sư trong ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, vị trí làm việc.
Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm thường dao động từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng. Sau vài năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 15 – 25 triệu đồng/tháng.
Nếu bạn làm việc cho các công ty quốc tế thường sẽ có mức đãi ngộ cao hơn, có thể lên đến 40-50 triệu đồng/tháng đối với các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn cao.

Các công ty tuyển ngành điện tử viễn thông

Sinh viên tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông có thể tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm tại các công ty cả trong nước và quốc tế.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn:

  • FPT
  • Viettel
  • VNPT
  • MobiFone
  • VinSmart

Doanh nghiệp quốc tế:

  • Samsung
  • LG
  • Nokia
  • Apple
  • Intel

Triển vọng của ngành điện tử viễn thông?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2022, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất hàng điện tử toàn cầu, đứng thứ hai thế giới về sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử. Bộ Tài chính cũng cho biết lĩnh vực Điện tử đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Panasonic và Intel. Đặc biệt, doanh thu của ngành này trong năm 2019 ước đạt khoảng 112 tỷ USD.

tuong-lai-nganh-ky-thuat-dien-tu-vien-thong
Tương lai ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

Dự báo đến năm 2030, nhu cầu về nhân lực trong ngành công nghiệp điện tử sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người. Đây là một con số rất lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử – Viễn thông.

Bên cạnh đó cũng dự báo rằng, Việt Nam sẽ phát triển thành một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử hàng đầu trong khu vực ASEAN. Điều này nhấn mạnh rằng ngành điện tử – viễn thông đang ngày càng cần những chuyên gia có kỹ năng và tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.

Kết luận

Trên đây là thông tin về ngành điện tử – viễn thông mà Eteaching đã cập nhật và gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành điện tử viễn thông là gì, cũng như cơ hội nghề nghiệp, mức thu nhập mà ngành điện tử viễn thông mang lại.

——————————————————————————————————-

  • Văn phòng tư vấn tuyển sinh: 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091.550.0256

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *